Vai trò đạo đức kinh doanh trong thời đại 4.0 rất quan trọng. Tôi xin nhấn mạnh là ”rất quan trọng” đối với việc phát triển kinh doanh bền vững.
Khi bạn hay tôi làm kinh doanh, ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận nhưng đạo đức kinh doanh nó cũng rất là quan trọng. Nó quan trọng là vì sao ?
Bởi vì khi bạn làm kinh doanh luôn đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn. Nó đòi hỏi bạn phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, mà còn phải chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Thời công nghệ 4.0 đã đến chúng ta không thể dùng cách kinh doanh bẩn với đối thủ được. Dịch vụ khách hàng tốt, tư vấn nhiệt tình, chất lượng sản phẩm tốt và bằng uy tín.
Đặc biệt là xây dựng thương hiệu cá nhân của người chủ doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của bạn là lí do khách hàng đến với bạn.
Trò bẩn với doanh nghiệp cùng nghành nghề ? Vô số ê chề nếu bạn sử dụng nó
Danh Mục Bài Viết
Trò bẩn với doanh nghiệp cùng nghành nghề nó có vô số kiểu. Dù bạn dùng kiểu gì đi chăng nữa, nó vẫn là trò bẩn. Trò bẩn không phải là bạn chơi dơ, tay bạn bẩn mà là bạn dùng tiểu xảo hay công cụ rẻ tiền chơi xấu sau lưng đối thủ và bạn nghĩ….Họ không biết…v.v.
Đó là do bạn nghĩ thế vì bạn làm trò bẩn nhưng tay bạn không dơ nên nghĩ khi gặp ”nạn nhân của bạn”, tay bắt mặt mừng với họ, họ sẽ không biết. Thật là sai lầm quá mức cho phép.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng khi ký hiệp định EVFTA. Trong đó các nền kinh tế, doanh nghiệp trên thế giới đang đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt.
Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức lớn. Quan niệm chung trên thế giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa. Và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa quyết định.
Bạn nghĩ sao khi Subaru MT vào website của đối thủ xem bài viết và tìm kiếm khách hàng. Thậm chí họ để lại đăng thông đại lý Subaru MT đi kèm giá kèm khuyến mãi?
Nếu đội ngũ nhân viên và vai trò đạo đức trong kinh doanh của bạn “đủ tầm” thì chắc chắn không ai làm điều như vậy.
Vậy đạo đức kinh doanh là gì ?
Vậy, đạo đức kinh doanh là gì? Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã chú trọng vấn đề đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành và không tách rời của đạo đức xã hội nói chung. Có nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh thời kỳ 4.0. Tuy nhiên qua tổng hợp các ý kiến tại các cuộc hội thảo, trên báo chí và trong xã hội.
Bạn không thế phá trật tự trong kinh doanh chỉ vì doanh nghiệp bạn non yếu. Kỹ năng lãnh đạo của bạn kém cỏi, bạn chỉ biết phá giá, phá thị trường.
Bạn không thể đi nói với khách hàng rằng, công ty S bán xe cho khách hàng giá xxz. Nếu anh chị qua công ty tôi đi sẽ có giá tốt, giảm sâu.
Bên tôi là công ty Subaru MT, sẽ giảm giá bằng công ty S trên mặt giấy tờ. Và Tôi sẽ giảm cho anh chị thêm ”một khúc nữa”, hãy mua xe bên tôi dù anh chị làm việc với bên kia trước.
Đến khi nào bạn ngưng chơi chiêu trò bẩn với người kinh doanh trong hệ thống đại lý ?
Và bạn nghĩ sẽ không ai trong hệ thống của bạn họ không biết trò dơ đó hay sao? Nếu may mắn bạn sẽ gặp được những khách hàng ủng hộ bạn. Họ giúp bạn ém nhẹm câu chuyện ”thêm một khúc” nữa khi được ai đó hỏi giá xe mua bên bạn.
Thế nhưng” Về lâu dài, khi diễn ra các cuộc họp đại lý kinh doanh, cái bản chất kinh doanh và cái bản mặt công ty MT của bạn. Ai chơi ? Ai cũng sợ cả. Thậm chí khi họ đi vệ sinh, họ cũng sợ bạn đi theo sau lưng. Vì sau ư ? Không phải họ sợ bạn đâu. Đơn giản họ rành cái trò bẩn của bạn đến thuộc lòng ”6 câu vọng cổ hoài lang” rồi.
Với tư cách là một dạng đạo đức nghề nghiệp mang tính đặc thù cao. Vì nó gắn liền với các lợi ích kinh tế. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh.
Thế nhưng nó không tách rời nền tảng của nó là đạo đức xã hội chung và phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội.
Với sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter thì việc kiểm soát thông tin khó kiểm soát tốt.
Chốt lại, Hãy kinh doanh có đạo đức và minh bạch vì khách hàng, vì tương lai công ty bạn. Và luôn nâng cao vai trò đạo đức của nhân viên kinh doanh của công ty mình.
Vai trò đạo đức kinh doanh trong thời đại 4.0
Overall
-
Vai trò đạo đức kinh doanh trong thời đại 4.0