Thống nhất phương án đi lại giữa thành phố HCM đến các tỉnh thành lân cận. Theo đó, Sở GTVT thành phố HCM đã gửi phương án đi lại để cùng các tỉnh thành khác phối hợp hành động. Ông Bùi Hòa An – Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM lý giải số lượng đơn đề nghị của người dân rất lớn. Hiện tại việc xử lý thông tin bằng email thì phải ngồi đọc và lọc các dữ liệu.
Sau đó cán bộ phụ trách sẽ tiến hành phân loại nên mất thời gian. Để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, Sở GTVT đã chủ động ứng dụng CNTT. Ngoài ra, Sở STVT cũng tiến hành thiết lập thêm một kênh tiếp nhận hồ sơ thông đăng ký thông qua website của Sở (http://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn).
Theo ông An, sau khi người dân được cấp mã QR thì Sở GTVT TP.HCM cũng chủ động thông báo danh sách người dân về các tỉnh để phối hợp giám sát.
Liên quan phương án cho người lao động (NLĐ) đi lại liên tỉnh giữa TP.HCM với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Long An mà TP.HCM đề xuất mới đây.

Vào chiều 6.10, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết cơ bản tỉnh này thống nhất phương án việc đi lại của chuyên gia, người lao động bằng xe ôtô (xe đưa rước) lưu thông giữa 4 tỉnh nêu trên. Theo đó phải đáp ứng các tiêu chí như sau:
- Xe ôtô (bao gồm cả xe cá nhân) sử dụng để đưa rước các chuyên gia và NLĐ ở tỉnh, thành nào đi đến địa phương nào sẽ phải đăng ký và được tỉnh, thành nơi đến cấp giấy hoặc mã QR để lưu thông, kiểm soát.
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương chỉ hạn chế cho người dân đi xe cá nhân, xe máy ở thành phố Thuận An và Dĩ An đi lại với thành phố Thủ Đức. Tuy nhiên người dân vẫn chưa được đi lại trong phạm vi toàn tỉnh. Áp dụng với người đã tiêm đủ hai mũi vaccine, phải có giấy xét nghiệm âm tính 2 lần trong 7 ngày.
Bạn có quan tâm: Tiền hỗ trợ người dân đợt 3 sẽ thực hiện qua phần mềm từ 1-10
Về yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính Bộ Y tế đã có văn bản cho phép không cần phải xét nghiệm định kỳ nhưng vì sao Bình Dương vẫn yêu cầu? Trả lời phóng viên dailycar.vn , Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, nói: “Nếu không yêu cầu như vậy thì nguy cơ bùng dịch trở lại là có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hiện tại và thực tế những người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc bệnh”.
Phương án đi lại giữa HCM và Tây Ninh, Long An như thế nào?
Danh Mục Bài Viết
Giám đốc Sở GTVT Tây Ninh, ông Nguyễn Tấn Tài cho biết cơ quan này đã có phản hồi cho Sở GTVT HCM về phương án trước đó. Về cơ bản tỉnh Tây Ninh thống nhất phương án tổ chức đi lại cho NLĐ di chuyển giữa TP.HCM và 4 tỉnh lân cận nói trên.
Tuy nhiên về hoạt động đưa đón công nhân, các chuyên gia tại công ty tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sở GTVT Tây Ninh đề nghị TP.HCM không nên quy định số chổ ngồi đối với ô tô chở công nhân, chuyên gia là không quá 50% số chổ theo giấy đăng ký xe.
Giám đốc Sở GTVT Long An, ông Đặng Hoàng Tuấn thông tin thêm : Hiện tại đối với học sinh các tỉnh thành phố đang kẹt tại tỉnh Long An. Các phụ huynh hoặc người thân có thể gọi trực tiếp vào đường dây nóng của Sở GTVT tỉnh Long An. Sở sẽ giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để con em nhanh chóng di chuyển về thành phố để đi học.
“Chúng tôi sẵn sàng cấp giấy đi đường cho người có nhu cầu rước con, em của mình về để đi học. Học sinh từ 18 tuổi trở xuống chưa được tiêm vắc xin nên không thể xem người ở lứa tuổi này như người từ 18 tuổi trở lên, làm như vậy sẽ rất thiệt thòi cho họ”, ông Tuấn khẳng định.

Ngoài ra, các chuyên gia, người quản lý tại doanh nghiệp đã tiêm vaccine Covid-19 sau 14 ngày sẽ được di chuyển bằng ôtô trong khu vực các tỉnh, thành mà Long An có thỏa thuận. Ngoài ra, người dân, người lao động được di chuyển bằng phương tiện cá nhân trong khu vực 4 tỉnh, thành nếu có thẻ xanh Covid-19 (tiêm đủ 2 mũi và tiêm xong đủ 14 ngày). Hoặc những người có giấy xác nhận đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng.
Nếu không thỏa mãn điều kiện thẻ xanh Covid-19 thì khi ra vào tỉnh hằng ngày phải bằng xe đưa rước của công ty tổ chức. Tất cả đối tượng di chuyển trong khu vực 4 tỉnh vẫn phải bảo đảm việc định kỳ xét nghiệm nhanh sau 3 ngày.
Đối với NLĐ chỉ mới được tiêm 1 mũi vắc xin Covid-19 mà muốn vào địa bàn tỉnh Long An phải có giấy đi đường của UBND tỉnh thành phố nơi người đó xuất phát. Hoặc giấy tiếp nhận của UBND cấp huyện hoặc Sở GTVT tỉnh Long An cấp phép đi vào tỉnh Long An. Các vấn đề về lưu thông giữa các địa phương đã được tỉnh Long An thống nhất phương án phối hợp.
Bài viết nhiều người quan tâm: Người dân kéo nhau về quê công an TP.HCM
Cần Thơ, Đồng Tháp thống nhất phương án đi lại giữa các tỉnh thành
Ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ cũng cho hay. Hiện nay, thành phố Cần Thơ sẽ tạo điều kiện để người dân TP.HCM xuống Cần Thơ rước con em về cho kịp năm học. Tuy nhiên phải đáp ứng trên cơ sở tuân thủ các quy định ra vào TP. Cần Thơ như đã tiêm đủ vaccine Covid-19.
Và phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 72 giờ từ khi xét nghiệm. Ngoài ra phải được chính quyền địa phương tại TP.HCM cho phép, hoặc có giấy chấp nhận tiếp nhận công dân, giấy thông hành do Sở GTVT TP.HCM cấp.
Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Hoàng Bảo cho biết điều kiện để người dân từ TP.HCM vào địa bàn tỉnh Đồng Tháp rước công dân về phải tuân thủ theo Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 30 tháng 9 của UBND tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, để từ di chuyển từ thành phố TP.HCM nơi có tình hình dịch ở mức nguy cơ rất cao về Đồng Tháp rước con em đi học. UBND TP.HCM có văn bản gửi cho UBND tỉnh để thống nhất phương án tổ chức đón, rước người về HCM.
Nếu được sự chấp thuận của tỉnh Đồng Tháp thì các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh sẽ cho vào địa bàn rước người. Thực tế chưa thấy giải quyết cho cá nhân từ TP.HCM rước người về, ngoài lý do thực hiện công vụ.

Tỉnh Tiền Giang cũng có quy định thống nhất phương án người vào địa bàn tỉnh vẫn phải có giấy đi đường do UBND cấp tỉnh nơi đi ký. Những người muốn di chuyển khỏi tỉnh Tiền Giang phải có giấy đi đường của UBND tỉnh Tiền Giang cấp. Các công dân di chuyển vào hoặc ra khỏi tỉnh Tiền Giang phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong thời gian 72 giờ.
Về cơ bản, các tỉnh thành đã hoàn toàn thống nhất phương án đi lại giữa Tp.HCM. Ngoài ra, từ ngày 10/10, sẽ chấm dứt hiệu lực giấy nhận diện phương tiện (có mã QR) đã được Sở GTVT HCM cấp thông qua đơn vị đầu mối đối với xe vận tải hàng hoá lưu thông từ các tỉnh đi, đến, lưu thông qua TP.HCM và trên địa bàn TP.HCM.
Đối với các giấy nhận diện (có mã QR) đã được Sở GTVT TP cấp cho các phương tiện vận tải để vận chuyển công nhân. Các chuyên gia và lực lượng tham gia thực hiện công tác phòng chống dịch có lộ trình lưu thông trong khu vực TP.HCM vẫn tiếp tục sử dụng chờ thống nhất phương án hướng dẫn mới.

Các đơn vị vận tải có nhu cầu vận chuyển hàng hoá từ các tỉnh đi, đến và lưu thông qua TP.HCM đề nghị thực hiện việc khai báo và đăng ký nhận Giấy nhận diện (có mã QR) tại địa chỉ: https://vantai.drvn.gov.vn theo hướng dẫn tại Công văn số 6102 ngày 25/8/2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Các đơn vị có thể liên hệ Zalo hỗ trợ cấp luồng xanh khi có nhu cầu.
Nhiều người tìm kiếm: Trưởng Phòng CSGT Công An Tp.HCM là con ai